Cở Sở Điêu Khác Đá Huy Hùng

Tỉ mỉ trên từng nét chạm

  • 0918427359
  • huyhungstatue@gmail.com

0

Giỏ hàng

0 vnđ

Bàn Thánh Chạm Khắc Hình Tượng Con Bồ Nông

  • Bàn Thánh Chạm Khắc Hình Tượng Con Bồ Nông được điêu khắc từ Đá cẩm thạch trắng dương cát mịn

    Kích thước theo yêu cầu của khách hàng

    Nguyên liệu Đá được khai thác từ vùng núi Quỳ Hợp, Nghệ An

    Bàn Thánh Chạm Khắc Hình Tượng Con Bồ Nông được thực hiện bởi Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG - Non Nước - Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng

     

    Giá tùy thuộc vào kích thước của Bàn Thánh

     

    Mọi chi tiết xin liên hệ:

    Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG

    Hotline/Zalo/Viber: (+84) 0918427359

    Email: huyhungstatue@gmail.com

    Nhận thực hiện theo mọi yêu cầu của quý khách

    Chịu trách nhiệm vận chuyển tận nơi trong và ngoài nước

  • Giá sản phẩm: Liên hệ
  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

Ý nghĩa hình tượng Bồ Nông trong Công Giáo

 

y nghia hinh tuong chim bo nong trong cong giao

1. Chim Bồ Nông trong tự nhiên

Bồ Nông là một trong những loại to lớn nhất của chim biển. Thông thường chúng cân nặng 7 kg, dài 50 cm và đôi cánh khi dang rộng, đo có tới 2,5 mét.

Đặc biệt nhất của giống này là chiếc cổ dài nhưng gấp khúc, tiếp nối với chiếc đầu nhỏ, nhưng cặp mỏ lại thật dài. Đặc biệt hơn nữa là mỏ dưới của Bồ Nông là một màng da rất lớn, đàn hồi được và khi bung ra, trông như nửa quả bóng, dùng để lưới cá. Bồ Nông sống theo đoàn, bay tập thể, tụ tập có khi hàng trăm con một lúc

 

chim bồ nông

 

2. Huyền thoại chim Bồ Nông hi sinh bản thân để nuôi con

Biểu tượng chim Bồ Nông nuôi con bắt nguồn từ một truyền thuyết cổ xưa có trước Kitô giáo. Truyền thuyết kể về một loài chim có tên là Bồ Nông. Những con chim mang bộ lông màu trắng này thường sống gần hồ nước mặn sâu trong đất liền. Mỗi lần kiếm ăn, chúng phải bay vài chục cây số để trở về biển khơi bắt cá.

Có những ngày, vì giông bão, chim không kiếm được mồi, mà đàn con thì háu đói kêu la thảm thiết, chim mẹ không cầm lòng được, đã tự dùng mỏ mổ vào ngực mình cho chảy máu, nhỏ giọt cho con ăn, người ta thấy nơi mỏ chim mẹ còn nhỏ dòng máu tươi, và những con chim con nằm im lìm, thỏa mãn.Thấy chim con được ăn no, chim mẹ tuy đau đớn về thể xác mà trong lòng vẫn vui.

Vì thế, hình ảnh chim Bồ Nông trở thành biểu tượng cho lòng mẹ yêu thương con thắm thiết, sẵn sàng hiến mình cho con được sống.

 

ban thanh cham khac hinh tuong chim bo nong
Bàn Thánh chạm khắc hình tượng con Bồ Nông được lắp đặt tại nhà thờ

3. Tại sao Bồ Nông là một biểu trưng cho Chúa Giêsu và Bí tích Thánh Thể ?

Các Kitô hữu đã đặt Bồ Nông làm một hình ảnh tượng trưng cho Chúa Giêsu là Đấng đã hy sinh mạng sống mình để cứu độ loài người và dùng máu thịt mình nuôi dưỡng linh hồn các tín hữu. Hình ảnh Bồ Nông xuất hiện trong các bức tranh, huy hiệu, trên các đồ phụng vụ và kiến trúc nhà thờ thời Trung Đại, cũng như trong văn chương thời Phục Hưng như Thần Khúc của Dante và Hamlet của Shakespeare.

 

ban thanh cham khac hinh tuong con bo nong
Bàn Thánh chạm khắc hình tượng con Bồ Nông tại cơ sở Đá Mỹ Nghệ Huy Hùng

 

Trong bài thánh thi “Adoro te devote“, thánh Tôma Aquinô cũng dùng hình ảnh Bồ Nông để nói về Chúa Giêsu Kitô:

"Lạy Chúa Giêsu là như chim mẹ nuôi con,

xin rửa sạch con bằng Máu Thánh Chúa.

Vì chỉ một giọt máu Chúa

cũng đủ làm cho tội cả loài người được sạch trong."

Hình ảnh con chim Bồ Nông giúp chúng ta liên tưởng đến tình yêu của Đức Giêsu. Niềm vui của chim Bồ Nông mẹ là niềm vui của hy sinh tự hiến. Niềm vui của chim Bồ Nông con là niềm vui của nhận lãnh dồi dào.

Chim mẹ đau mà vẫn vui vì biết rằng nỗi đau của mình đem lại cho chim con sự sống. Chim mẹ chẳng cần đắn đo suy tính xem sự hy sinh của mình có được chim con biết đến hay không. Đó là sự hy sinh không đòi điều kiện, không mong đáp đền. Sự hy sinh ấy nói với ta về huyền nhiệm của tình yêu thương. 

 

ban thanh cham khac hinh tuong con bo nong
Bàn Thánh chạm khắc hình tượng con Bồ Nông được Huy Hùng lắp đặt tại nhà thờ

 

Thánh Gioan kể lại, khi Chúa Giêsu đã chết trên thập giá, những người lính lấy ngọn giáo đâm vào cạnh sườn Người, tức thì máu cùng nước chảy ra (x. Ga 19,34). Đức Giêsu đã hy sinh mạng sống mình vì tình yêu thương nhân loại. Máu và nước chảy ra là bằng chứng của một tình yêu bao la, tự hiến hy sinh cho đến cùng (x. Ga 13,1).

 

tuong chua giesu chiu nan tren thanh gia
Tượng Chúa Giêsu chịu nạn trên thập tử giá

 

Máu và nước cũng là tượng trưng cho bí tích Thanh Tẩy và bí tích Thánh Thể. Các tín hữu được sinh ra và được nuôi dưỡng từ trái tim bị đâm thâu qua của Đức Giêsu. Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu là suối nguồn hạnh phúc cho con người. Biết bao người đến với Chúa đã tìm được sự ủi an và sức mạnh siêu nhiên để tiếp tục bước đi dầu cuộc đời còn nhiều cay đắng. “Anh em hãy học với tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29).

Thập giá là trường dạy khiêm nhường, là mẫu mực của tình bác ái.

Như chim Bồ Nông mẹ hiến mình cho đàn chim con được sống, Đức Giêsu đã mở trái tim của Người để chúng ta được đón nhận sự sống siêu nhiên.

 

4. Hình ảnh chim Bồ Nông gắn liền với cuộc đời Linh Mục

Hình ảnh chim bồ nông cũng được dùng để diễn tả cuộc đời linh mục. Linh Mục là người được thánh hiến để nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu. Qua sứ mạng của Linh Mục, nhân loại mọi nơi mọi thời được gặp gỡ Đức Giêsu, được đón nhận nguồn suối ơn lành từ Thánh Tâm Chúa.

Sứ mạng của linh mục là dẫn đưa con người đến với Chúa và đem tình thương của Chúa đến cho con người.

Chiếc áo dòng màu đen biểu tượng cho sự hy sinh khổ chế, mời gọi linh mục chết đi mỗi ngày để cho đàn chiên được sống, noi gương Đức Giêsu, mục tử nhân lành.

Như con chim Bồ Nông dành trọn tình thương yêu cho đàn con mình, Linh Mục cũng được mời gọi sống tình yêu thương bao dung với mọi người, không phân biệt lương giáo, giàu nghèo. Đời Linh Mục cũng thường được so sánh với ngọn nến, chấp nhận tan chảy, tiêu hao mòn mỏi để đem ánh sáng cho đời.

“Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15,13). Khi sống sứ mạng yêu thương để cho đi không tính toán, linh mục thực hiện đức ái ở mức độ cao cả nhất. Đây là nét đẹp chính yếu của đời linh mục. Nét đẹp đó đem lại cho Linh Mục niềm vui.

 

 

 

5. Từ hình tượng chim Bồ Nông, chúng ta suy niệm đến đời sống của người tín hữu yêu Đạo

Theo huyền thoại, khi chim Bồ Nông mẹ không tìm được thức ăn cho con, nó tự đâm mỏ vào ngực của mình và dùng chính máu mình để nuôi con. 

Dẫu đó là một huyền thoại, nhưng mỗi khi nhìn chim Bồ Nông và chiếc mỏ với một chút màu đỏ phía trước, chúng ta chẳng thể không nghĩ đến hình ảnh hy sinh tuyệt vời, dùng chính máu mình, để duy trì sự sống của người khác !

Có lẽ không sự hy sinh nào có thể sánh bằng những giọt máu tuôn ra từ bàn tay, đôi chân và hông Chúa. Nhưng dòng huyết của Chúa Cứu Thế không dừng lại ở đó, Ngài mong muốn những ai cảm nhận được tình yêu của Ngài cũng phải biết hy sinh cho người khác trong cùng một mức độ như thế.

"Bởi đó chúng ta nhận biết lòng yêu thương, ấy là Chúa đã vì chúng ta bỏ sự sống, chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy." (I Giăng 3:16b.) Từ bỏ bản thân vì lí tưởng phụng sự là một điều khó khăn nhưng vô cùng cao cả. Để đạt đến một nghệ thuật quên mình chân chính, ta phải thực hành sự quên mình mỗi ngày, quên mình trong từng việc nhỏ, quên mình ngay trong những đặc quyền mà lẽ ra ta được hưởng thụ. 

Nhưng tôi chẳng kể sự sống mình làm quý, miễn chạy cho xong việc đua tôi và chức vụ tôi đã lãnh nơi Đức Chúa Giê-su, để mà làm chứng về Tin lành của ơn Đức Chúa Trời” (Công-vụ 20:24).

Sản phẩm cùng loại