Tranh phù điêu Bàn Tiệc Ly được điêu khắc từ Đá cẩm thạch trắng dương cát mịn nguyên khối
Kích thước theo yêu cầu của khách hàng
Nguyên liệu Đá được khai thác từ vùng núi Quỳ Hợp, Nghệ An
Tranh phù điêu Bàn Tiệc Ly được thực hiện bởi Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG - Non Nước - Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng
Giá tùy thuộc vào kích thước của Tranh
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG
Hotline/Zalo/Viber: (+84) 0918427359
Email: huyhungstatue@gmail.com
Nhận thực hiện theo mọi yêu cầu của quý khách
Chịu trách nhiệm vận chuyển tận nơi trong và ngoài nước
“Bữa tiệc cuối cùng” hay “Bữa tiệc ly” (Tiếng Ý: Il Cenacolo hay L’Ultima Cena), là bức tranh nghệ thuật nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci. Tác phẩm được sáng tác vào khoảng năm 1495 đến 1498. Bức tranh được vẽ trực tiếp lên tường phòng ăn ở tu viện Santa Maria delle Grazie ở Milan, Italy, có kích thước khá lớn là 450x870cm.
Leonardo da Vinci đã dùng kỹ thuật vẽ trực tiếp trên nền thạch cao khô, có thể nói đây là một sai lầm của ông khi ở đương thời phát triển, con người sử dụng kỹ thuật họa trên nền thạch cao ướt để giữ gìn tác phẩm được bền bỉ hơn với thời gian. Mặt khác, do sự phá hoại của con người trong các thời kỳ biến động của lịch sử sau này, tác phẩm "Bữa tiệc ly cuối cùng" đã có nhiều hư hại. Tác phẩm cũng đã được phục chế nhiều lần, nhưng chính sự phục chế này, đã gây nên các tranh luận gay gắt về diện mạo chân thực của tác phẩm hiện tại. Cho đến ngày nay, “Bữa tiệc ly” của Leonardo da Vinci đã được xem là một kỳ quan thế giới do con người tạo nên..
"Bữa tiệc cuối cùng", trong Thánh Kinh gọi là Bữa tiệc ly, mô tả bữa ăn tối cuối cùng của Đức Chúa Giêsu và các môn đồ trước khi Ngài chịu nạn đóng đinh trên thập tử giá để cứu độ loài người.
Bức tranh khắc họa lại một đoạn trong sách Kinh Thánh rằng: Giuda - một trong số các môn đệ của Đức Chúa Giêsu đã nộp Thầy của mình cho các lực lượng đối lập với Chúa Giêsu lúc bấy giờ, là giới lãnh đạo tôn giáo và nhà cầm quyền La Mã để đổi lấy 30 đồng bạc. Ở bữa ăn tối cuối cùng, Đức Chúa Giêsu, đang nói với các môn đồ: "Trong các con có kẻ muốn nộp Ta".
Sự kiện này được thể hiện trong tin mừng của Thánh Gioan: Chúa Giêsu nói thế rồi, tâm hồn Ngài xao xuyến và nói: "Amen, amen, Thầy cho các con biết: một người trong các con sẽ nộp Thầy". Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết là Ngài đang nói về ai. Đang ở bàn ăn, trong số các môn đệ có một người được Chúa Giêsu yên mến, đang tựa vào lòng Chúa Giêsu, Simon Phêrô ra dấu cho môn đệ ấy để hỏi xem: "Ai đó, Thầy nói về ai vậy?". Môn đệ ấy nghiêng đầu vào ngực Chúa Giêsu và nói với Ngài: "Thưa Thầy, ai vậy?". Chúa Giêsu trả lời: "Đó là kẻ Thầy sẽ trao miếng bánh đã chấm trong đĩa này". Ngài chấm miếng bánh và trao cho Giuđa, con của Simon Iscariốt. Và khi nhận miếng bánh ấy, Satan nhập vào người ông. Chúa Giêsu nói với ông: "Con muốn làm gì thì làm mau đi". Những người đồng bàn không hiểu tại sao Ngài lại nói với ông ta như vậy; vì Giuđa giữ túi tiền chung nên vài người cho rằng Chúa Giêsu muốn bảo ông: "Hãy mua những gì chúng ta cần trong dịp lễ", hoặc bố thí cho người nghèo. Vậy sau khi nhận miếng bánh, Giuđa liền ra đi; và bấy giờ trời đã tối. (Gioan 13, 21-30)
Thời bấy giờ, trong hoàn cảnh nhà cầm quyền La Mã cùng với giới lãnh đạo tôn giáo lợi dụng tín ngưỡng của người dân để trục lợi và làm điều xấu, sự xuất hiện của Chúa Jesus đã làm chấn động Do Thái giáo. Ngài đã chỉ ra sự giả trá trong đời sống tôn giáo, chỉ ra rằng nơi cầu nguyện ăn năn đã biến thành chốn trục lợi, chỉ ra thói đạo đức giả trong cách suy nghĩ của người làm chính trị,...
Chính vì lẽ đó, nhà chức trách quyết định phải bắt giữ Chúa Jesus vì xem ngài là mối đe dọa cho quyền lực của họ. Tuy nhiên, họ chỉ dám làm việc này vào ban đêm hầu tránh bùng nổ bạo loạn vì Chúa Jesus được dân chúng yêu mến.
Trong bữa tiệc cuối cùng trước khi bị bắt giữ, Chúa Jesus bẻ bánh, dâng lời tạ ơn, đưa bánh cho các môn đồ mà nói rằng “Này là thân thể ta”; Rồi lấy chén, tạ ơn, đưa cho các môn đồ mà nói rằng “Hết thảy hãy uống đi; vì này là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội”. Sau cùng, ngài căn dặn môn đồ: “Hãy làm điều này để nhớ đến ta”. Chúa Jesus đã tiên tri với các môn đồ rằng, có một người sẽ bán rẻ ngài…
Tranh Tiệc Ly mô tả lại bữa tối cuối cùng của Chúa Giê Su và 12 vị Tông Đồ.
Câu chuyện kể lại: Giuda - một trong số các môn đồ của Chúa Giêsu đã tố giác với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng người Thầy của mình đổi lấy 30 thỏi bạc. Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa đã nói với các Tông Đồ của mình: "Trong các người có kẻ muốn bán rẻ ta".
Mười hai Môn Đồ ngồi trong bàn ăn, mỗi người có một vẻ mặt khác nhau, kẻ ngạc nhiên, người kinh hãi, người ngồi ngay ngắn tỏ lòng trung thành. Trong bức tranh, Chúa Giê-su ngồi giữa, những Tông Đồ của Ngài ngồi thành 4 nhóm mỗi bên 2 nhóm, tính từ bên trái sang phải như sau:
Nhóm này ở bên trái, phía ngoài cùng của bức tranh, tức là bên tay phải của Chúa. Tất cả nhóm đều tỏ vẻ kinh sợ.
An-rê, xoè hai bàn tay ra, bỡ ngỡ kinh hoàng trước cái tin gở lạ không thể tưởng tượng được.
Giacôbê hậu, tinh anh hơn, gọi Phêrô như để bảo ông: tôi đã đoán ra được ai rồi !
Cuối hàng là Ba-tô-lô-mê-ô sửng sốt đứng dậy nghiêng mình về phía trước để xem và nghe cho rõ đầu đuôi câu chuyện.
Nhóm thứ 2 từ trái sang, ngồi cạnh bên phải Chúa Giê-su
Gio-an ngồi sát bên tay phải Chúa, người môn đệ yêu quý có tâm hồn dễ cảm, biểu lộ sự đau đớn trầm lặng sâu xa.
Phê-rô tính bộc trực nóng nảy, ghé sát đầu Gioan hỏi nhỏ xem ai là thủ phạm. Con dao sắc nhọn chìa ra phía sau lưng chứng tỏ ông sẵn sàng nghiêm trị tức khắc đứa phản Thầy như lát nữa ông sẽ chém đứt tai tên đầy tớ thầy thượng tế trong vườn Cây Dầu.
Giu-đa It-ca-ri-ốt ngồi ngay trước Phêrô, có thái độ hốt hoảng như tên ăn trộm vừa bị lộ tẩy, tay phải ôm chặt túi bạc, tay trái giơ ra phía trước như muốn phân bua chối cãi.
Nhóm thứ 3 từ trái sang, ngồi sát bên tay trái Chúa Giê Su.
Giacôbê Tiền: nét mặt bỡ ngỡ kinh ngạc, hay tay giang rộng, lùi về phía sau như bị áp lực của lời Chúa vừa nói.
Tô-ma, con người linh hoạt nhất trong nhóm, đã rời chỗ lại gần Chúa giơ ngón tay băn khoăn hỏi: “Thày có nghi ngờ gì tôi không?’
Kế đến Phi-lip-phê, dáng điệu ôn hoà, chỉ tay vào ngực thề nguyện một niềm trung tín trọn vẹn.
Nhóm ngoài cùng bên phải bức tranh.
Mát-thêu đang chuyển lại tin buồn cho hai ông bạn ngồi cuối bàn là Tađêô và Simon. Hai ông có phần lớn tuổi, cử chỉ điềm tĩnh chậm chạp hơn, nhưng nét mặt không giấu được nỗi lo âu, phiền muộn.
Giữa bầu khí xúc động náo nhiệt ấy, một mình Đức Chúa Giêsu ngồi rất điềm tĩnh, nét mặt hiền dịu in trên nền trời xanh êm ả, coi như Ngài không lưu ý gì tới sự xôn xao náo động chung quanh. Tuy nhiên người ta đọc được nét thoáng buồn trên khuôn mặt và hai bàn tay của Chúa.
Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG
Hotline/Zalo/Viber: (+84) 0918427359
Email: huyhungstatue@gmail.com
Nhận thực hiện theo mọi yêu cầu của quý khách
Chịu trách nhiệm vận chuyển tận nơi trong và ngoài nước
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ