Tượng Chúa Thăng Thiên được điêu khắc từ Đá cẩm thạch trắng dương cát mịn nguyên khối
Kích thước theo yêu cầu của khách hàng
Nguyên liệu Đá được khai thác từ vùng núi Quỳ Hợp, Nghệ An
Tượng được thực hiện bởi Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG - Non Nước - Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng
Giá tùy thuộc vào kích thước của Tượng
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG
Hotline/Zalo/Viber: (+84) 0918427359
Email: dieukhacdahuyhung@gmail.com
Nhận thực hiện theo mọi yêu cầu của quý khách
Chịu trách nhiệm vận chuyển tận nơi trong và ngoài nước
Sau khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, Ngài “tỏ mình đang sống” (Công vụ 1:3) với những người phụ nữ gần mộ (Ma-thi-ơ 28:9-10), với các môn đồ của Ngài (Lu-ca 24:36-43), và hơn 500 người khác (I Cô-rinh-tô 15:6). Vào những ngày sau sự sống lại của Ngài, Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đồ của Ngài về nước Đức Chúa Trời (Công vụ 1:3).
Bốn mươi ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu và các môn đồ đi đến núi Ô-li-ve gần Giê-ru-sa-lem. Tại đó, Đức Chúa Giêsu đã hứa với những người theo Ngài rằng họ sẽ sớm nhận lãnh Đức Thánh Linh, và bảo họ rằng phải ở lại Giê-ru-sa-lem cho đến khi Đức Thánh Linh đến. Sau khi Chúa Giêsu ban phước cho họ thì Ngài thăng thiên (trở về Thiên đàng). Sự thăng thiên của Chúa Giêsu được miêu tả trong Lu-ca 24:50-51 và Công vụ 1:9-11.
Kinh thánh cho thấy rõ ràng rằng sự thăng thiên của Chúa Giêsu là sự trở lại thiên đàng bằng thân xác theo nghĩa đen. Ngài sống lại từ lòng đất một cách từ từ và rõ ràng, được quan sát bởi nhiều người xem một cách chăm chú. Khi các môn đồ nhìn theo Ngài, một đám mây tiếp Ngài khuất đi, và hai thiên sứ xuất hiện và hứa rằng Đấng Christ sẽ trở lại “như cách các ngươi thấy Ngài lên trời vậy” (Công vụ 1:11).
Luca 24:51: "Đương khi ban phước, Ngài lìa môn đồ mà được đem lên trời".
Công vụ 1:9: "Ngài phán bấy nhiêu lời rồi, thì được cất lên trong lúc các người đó nhìn xem Ngài, có một đám mây tiếp Ngài khuất đi, không thấy nữa". Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đồ lên núi Ôlive với Ngài, khi họ nghe xong những lời từ giã cuối cùng, thình lình Ngài được cất lên, thân thể Ngài như bay bổng trên các từng mây và các môn đồ đã nhìn theo cho đến khi có những đám mây che khuất, không còn thấy Ngài nữa, họ trở về Giêrusalem. Việc nầy đã xảy ra giữa ban ngày, trước mặt nhiều người chứng kiến và họ không thể nào quên cái giờ phút hết sức trọng đại đó được, nên đã liều chết để theo Chúa và cứ sốt sắng Truyền giảng Tin lành của Ngài khắp nơi, không thể nào không nói ra những điều mình đã thấy, đã nghe, đã biết. Ước gì chúng ta có thể nói như vậy.
Hêbêrơ 4:14: "Ấy vậy, vì chúng ta có thầy Tế lễ Thượng phẩm lớn đã trải qua các từng trời, tức là Đức Chúa Giêxu, con Đức Chúa Trời, thì hãy bền giữ đạo chúng ta đã nhận tin".
Êphêsô 4:10: "Đấng đã xuống tức là Đấng đã lên trên hết các từng trời, để làm cho đầy dẫy mọi sự". Không phải là một từng trời, cũng không phải là ba từng trời, nhưng không biết bao nhiêu từng trời. Chúa Giêxu đã lên cao hơn hết các từng trời đó.
Êphêsô 1:20: "Mà Ngài đã tỏ ra trong Đức Chúa Giêsu, khi khiến Đức Chúa Giêsu từ kẻ chết sống lại và làm cho ngồi bên hữu mình tại các nơi trên trời".
Côlôse 3:1: "Vậy nếu anh em được sống lại trong Đức Chúa Giêsu, hãy tìm các sự ở trên trời, là nơi Đức Chúa Giêsu ngồi bên hữu Đức Chúa Trời". Đây là một lời khích lệ mạnh mẽ, chúng ta đừng tìm các sự ở dưới đất, nhưng hãy đứng thẳng, ngước đầu lên và tìm các sự ở trên trời, là nơi mà Chúa Giêsu yêu dấu chúng ta đang ngồi tại đó. Chúng ta không có duyên nợ với trần gian nầy đâu, mà có duyên nợ với Thiên đàng.
Công vụ 5:31: " Đức Chúa Trời đã đem Đấng ấy lên bên hữu Ngài, làm vua và cứu Chúa, để ban lòng ăn nă và sự tha tôi cho dân Giê-ru-sa-lem". Đức Chúa Trời đã tôn Giêsu làm vua, làm cứu Chúa của nhân loại. Dầu loài người tìm đủ mọi cách để chối bỏ Ngài, thì Ngài vẫn được Đức Chúa Trời tôn làm vua, làm cứu Chúa.
Êphêsô 1:21: "Cao hơn hết mọi quyền phép, mọi phép, mọi thế lực, mọi quân chủ cùng mọi danh vang ra, không những trong đời nầy, mà cũng trong đời hầu đến nữa". Chẳng có ai từ trời Giáng thế, chẳng có ai chịu chết và được sống lại, cũng chẳng có ai Thăng thiên. Chỉ một mình Ngài, vì Ngài quả là Cứu Chúa có một không hai, vô tiền khoáng hậu của nhân loại.
2. Đại Lễ Chúa Thăng Thiên
Bốn mươi ngày sau Đại Lễ Phục Sinh, các Ki-tô hữu sẽ cử hành Đại Lễ Chúa Thăng Thiên. Thực ra, Đại Lễ này vẫn còn thuộc về mầu nhiệm Vượt Qua: Chặng đường cứu độ của Thiên Chúa băng qua sự chết để đi vào sự sống mà chúng ta sẽ được tham dự vào. Vì thế, trước đây, nội dung của ngày Đại Lễ Thăng Thiên đã được cử hành chung trong ngày Đại Lễ Phục Sinh – hay cũng được cử hành chung trong Ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Chỉ nơi Thánh Lu-ca, cụ thể là trong sách Công Vụ Tông Đồ, nội dung về việc Chúa Giê-su thăng thiên mới được tách ra khỏi cuộc Phục Sinh, và cũng có sự khác biệt xét về yếu tố thời gian.
Trong cuốn sách của Ngài với tựa đề "Chúa Giê-su Thành Nazareth“ (cuốn 2, trang 306tt), Đức Nguyên Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI đã viết về sự Thăng Thiên của Chúa Ki-tô như sau:
“Những câu cuối cùng trong cuốn Tin Mừng theo Thánh Lu-ca có nội dung thế này: ´Sau đó, Chúa Giê-su dẫn các môn đệ tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giê-ru-sa-lem, lòng đầy hoan hỉ…`(Lc 24, 50-52). Những lời kết thúc ấy gây ngạc nhiên cho chúng ta… Trong khi chúng ta nghĩ rằng, các Tông Đồ sẽ trở về lại với sự hoang mang và sầu muộn … Thế nhưng các ông đã nhận được một sứ mệnh mà nó có vẻ như không tưởng … Phải chăng sự chia tay lần cuối của Chúa Giê-su sẽ làm cho các môn đệ đau buồn?
Các môn đệ đã không cảm thấy mình bị bỏ rơi bởi biến cố chia tay này. Các ông không nhìn Chúa Giê-su như là một sự biến mất khỏi các ông để đi vào trong một bầu trời xa tắp. Các ông biết được một cách rõ ràng về một sự hiện diện mới của Chúa Giê-su. Các ông ý thức rằng, ngay trong lúc này đây, Chúa Giê-su đang hiện diện bên cạnh các ông bằng một cách thức mới và đầy quyền năng. Các ông biết rằng, Chúa Giê-su đã được nâng lên, và được đặt „ngồi bên hữu Thiên Chúa“, sự hiện diện của Ngài theo một cách thức mới cũng bao hàm việc giờ đây Ngài đang ở bên cạnh các ông một cách không thể tách rời, giống hệt như việc chỉ có Thiên Chúa ở gần chúng ta.
Niềm vui của các Tông Đồ sau cuộc Thăng Thiên của Chúa Giê-su đã chỉnh sửa cái nhìn của chúng ta về biến cố này. Lên Trời không có nghĩa là đi vào một khu vực xa xôi nào đó của vũ trụ, nhưng là lưu lại ngay bên cạnh. Các Tông đồ đã có được một kinh nghiệm rất mãnh liệt về việc Chúa Giê-su đang ở ngay bên cạnh mình, đến độ các ông không ngừng vui mừng về chuyện đó…
Những lời từ trong đám mây – tức nơi mà Chúa Giê-su biến mất – không miêu tả sự biến mất của Chúa Giê-su như là một chuyến công du tới những vì sao, nhưng miêu tả sự kiện ấy như là một sự bước vào trong mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Thiên Chúa không ở trong một không gian bên cạnh những không gian khác. Thiên Chúa là Thiên Chúa – Ngài là điều kiện tiên quyết và là nền tảng của tất cả mọi không gian mà chúng đang tồn tại, nhưng Ngài không ở trong bất cứ một không gian nào trong những không gian đó … Sự hiện diện của Ngài không ở trong không gian, nhưng hiện diện trong chính Thiên Chúa. ´Lên ngồi bên hữu Thiên Chúa` có nghĩa là tham dự vào không gian ấy của Thiên Chúa. …
Sự ra đi của Chúa Giê-su cũng chính là sự đi đến, là một cách thế mới của sự gần gũi, một sự hiện diện bền vững… Vì Chúa Giê-su ở bên Chúa Cha, nên Ngài sẽ không ở xa, nhưng ở trong sự gần gũi của chúng ta…“
3. Ý nghĩa sự thăng thiên của Đức Chúa Giêsu
Trích bài Huấn Dụ trước khi Đọc Kinh REGINA COELI tại quảng trường Thánh Phê-rô, trưa Chúa Nhật Đại Lễ Thăng Thiên, ngày 01 tháng 06 năm 2014, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nói về ý nghĩa về sự thăng thiên của Đức Chúa Giêsu rằng:
“Chúa Giê-su lên đường, Ngài được rước lên Trời, có nghĩa là trở về cùng Thiên Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài tới thế gian. Ngài đã hoàn tất công việc của mình, và giờ đây Ngài trở về cùng Cha. Tuy nhiên, đó không phải là một cuộc chia ly, mà là một cách hiện hữu mới: Ngài vẫn lưu lại bên chúng ta cho tới mãi muôn đời trong một cách thức mới. Với cuộc Thăng Thiên của Ngài, Đấng Phục Sinh đã hướng cái nhìn của các Tông Đồ về Trời cao, và Ngài cũng muốn lôi kéo cả cặp mắt của chúng ta về đó nữa, để chỉ cho chúng ta thấy rằng, cùng đích của con đường chúng ta chính là Thiên Chúa Cha.
Chính Ngài đã nói, Ngài đi để dọn chỗ cho chúng ta trên Trời. Nhưng Chúa Giê-su vẫn luôn lưu lại – với một cách thức cách đầy công hiệu và hiện tại - trong những biến cố của lịch sử nhân loại với quyền năng và hồng ân Thánh Thần của Ngài; Ngài đứng về phía mỗi người chúng ta: ngay cả khi chúng ta không thấy được Ngài bằng mắt, thì Ngài cũng vẫn ở đó! Ngài đồng hành với chúng ta, Ngài dẫn dắt chúng ta, Ngài cầm lấy tay chúng ta và tái nâng chúng ta đứng dậy mỗi khi chũng ta ngã quỵ.“
Khi Êtiên là một chấp sự của Hội thánh, vì cớ danh Chúa bị một đoàn người bạo động, kéo ông ra pháp trường và lấy đá ném vào ông cho đến chết. Khi ai nấy căm giận, mặt mày hung tợn như sư tử, muốn ăn tươi nuốt sống ông, thì ông ngước mắt lên trời. Và la lên rằng : "Kìa tôi thấy các từng trời mở ra và Chúa Giêsu đứng bên hữu Đức Chúa Trời". Bao nhiêu câu Kinh thánh nói Chúa Giêsu ngồi bên hữu Đức Chúa Trời, tại sao chỗ nầy nói Chúa Giêsu đứng bên hữu Đức Chúa Trời?
Chúng ta đã từng tiếp khách, nếu khách quý đến nhà, chúng ta vội vàng đứng lên để tiếp đón. Đó là phép lịch sử. Chúa Giêsu cũng vậy, khi Êtiên bị ném đá, dầu thân thể chôn vùi vào đống đá nhưng linh hồn là phần cao trọng nhất được về với Chúa, nên Ngài đã đứng lên, long trọng tiếp đón ông. Vì vậy mà tác giả Thi thiên 116 nói : "Sự chết của các người thánh là quý báu trước mặt Chúa". Không những khi chúng ta còn sống, Ngài kể chúng ta là quý báu hơn vũ trụ, bởi vì cớ Ngài đã trả một giá quá đắt là chính mạng sống Ngài để mua chúng ta, thì khi chúng ta qua đời, Ngài xem quý báu hơn, nên đã đứng lên tiếp đón chúng ta về với Ngài. "Phước thay cho người chết là chết trong Chúa" (Khải 14:13).
Đại Lễ Thăng Thiên “không hề muốn nói với chúng ta rằng, Chúa Giê-su đã đi tới một nơi nào đó xa cách với con người và thế giới“ - Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XVI đã giảng như thế trong Thánh Lễ nhậm chức Giám Mục Rô-ma của Ngài vào ngày mồng 07 tháng 05 năm 2005, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gio-an Lateran. “Cuộc Thăng Thiên của Chúa Ki-tô không phải là một cuộc du hành vũ trụ để đi tới một thiên thể xa xôi nhất; vì căn bản mà nói, tất cả mọi thiên thể đều cũng phát sinh từ những yếu tố vật lý giống như trái đất. Cuộc Thăng Thiên của Chúa Ki-tô có nghĩa là, Ngài không thuộc về thế giới của quá khứ và của sự chết nữa, tức thế giới mà cuộc sống chúng ta bắt buộc phải có. Nó có nghĩa là, Ngài hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Ngài – Người Con Vĩnh Cửu – đã mang kiếp sống nhân loại chúng ta tới trước tôn nhan Thiên Chúa, Ngài đã mang theo bản thân Ngài thịt và máu trong thân hình đã được biến đổi.“
Và điều đó có nghĩa là – Đức Bê-nê-đíc-tô giải thích tiếp: “Con người sẽ thấy được chỗ của mình trong Thiên Chúa; nhờ Chúa Ki-tô, kiếp nhân sinh được đón nhận vào trong sự sống nội tại nhất của Thiên Chúa. Và vì Thiên Chúa bao bọc và gánh mang toàn thể vũ trụ, nên cuộc Thăng Thiên của Chúa Giê-su có nghĩa là, Chúa Giê-su đã không rời xa chúng ta, nhưng giờ đây và cho đến muôn đời, Ngài sẽ ở sát ngay bên từng người một trong chúng ta, vì Ngài ngự bên cạnh Chúa Cha. Mỗi người trong chúng ta đều được phép gọi Ngài bằng một danh xưng thân mật nhất; mỗi người đều có thể gọi tên Ngài. Chúa Giê-su luôn luôn hiện diện trong khoảng cách có thể nghe thấy rõ. Chúng ta có thể xa cách Ngài về nội tâm. Chúng ta có thể sống khi chúng ta quay lưng lại với Ngài. Nhưng Ngài vẫn luôn luôn chờ đợi chúng ta và luôn luôn ở gần chúng ta.“
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ