Tượng Lòng Chúa Thương Xót cao 350cm được điêu khắc từ Đá cẩm thạch trắng dương cát mịn nguyên khối
Kích thước theo yêu cầu của khách hàng
Nguyên liệu Đá được khai thác từ vùng núi Quỳ Hợp, Nghệ An
Tượng được thực hiện bởi Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG - Non Nước - Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng
Giá tùy thuộc vào kích thước của Tượng
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG
Hotline/Zalo/Viber: (+84) 0918427359
Email: dieukhacdahuyhung@gmail.com
Nhận thực hiện theo mọi yêu cầu của quý khách
Chịu trách nhiệm vận chuyển tận nơi trong và ngoài nước
Lòng Chúa Thương Xót là một tên gọi khác của sự mặc khải về tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa, mà đỉnh cao là sự sống, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô. Các Kitô hữu từ lâu đã biết đến và ca ngợi lòng thương xót bao la này. Do đó, lòng sùng kính đối với Lòng Chúa Thương Xót không phải là điều mới lạ.
Chúa Giêsu đã hiện ra với một nữ tu trẻ người Ba Lan, và trao cho chị một lời nhắc nhở vượt thời gian dành cho toàn thể nhân loại:
“Nhân loại sẽ không được bình an cho đến khi nào quay về với Lòng Thương Xót của Cha với niềm tín thác… Con hãy công bố rằng lòng thương xót là phẩm tính cao cả nhất của Thiên Chúa”
Nữ tu Mary Faustina Kowalska, sinh năm 1905, thuộc Dòng các Nữ tu Đức Mẹ nhân lành ở Ba Lan. Vào ngày 22.02.1931, Chúa Giêsu lần đầu tiên hiện ra với chị.
Chúa Giêsu mặc một chiếc áo choàng màu trắng, với hai tia sáng phát ra từ trái tim của Người - một tia màu đỏ và một tia màu trắng, tượng trưng cho máu và nước chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Người khi bị đóng đinh trên thập giá.
Chúa Giêsu yêu cầu chị Faustina vẽ lại hình ảnh này kèm theo lời ghi chú, “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa” (Jesus, I trust in You) và Người hứa rằng, ngay cả những tội nhân cứng lòng nhất, nếu tôn kính ảnh này sẽ được cứu độ. Chúa Giêsu cũng nói với chị Faustina về ước muốn của Người đó là Chúa Nhật đầu tiên sau Lễ Phục Sinh được dành để “Kính Lòng Chúa Thương Xót”, và bức hình về lòng thương xót của Người được cả thế giới biết đến và tôn kính.
Sau đó, Chúa Giêsu hiện ra với nữ tu Faustina - người được mệnh danh là “Tông đồ của lòng thương xót” - nhiều lần khác nữa trong suốt vài năm, lần nào Người cũng đề cập về lòng thương xót bao la đối với các linh hồn.
Theo sự hướng dẫn của cha giải tội, nữ tu Faustina đã ghi lại tất cả các cuộc nói chuyện của chị với Chúa Giêsu trong cuốn sách mà chị gọi là “Nhật ký: Lòng Chúa thương xót trong tâm hồn tôi” và cuốn sách này đã được Bộ Giáo lý Đức tin của Giáo hội chấp thuận vào năm 1979.
Trong những trang nhật ký này, chúng ta đọc được lời khẩn cầu khẩn thiết được lặp đi lặp lại về tình yêu của Đức Chúa, và mục đích của các cuộc đối thoại của Người với nữ tu Faustina đó là:
“Trái tim Cha tràn đầy lòng thương xót đối với các linh hồn. … Giá mà họ có thể hiểu rằng Cha là người cha tốt nhất đối với họ và rằng chính Máu và Nước đã tuôn trào từ Trái tim Cha như từ một mạch nước chan chứa lòng thương xót” (Nhật ký, trang 165).
2. Tượng Lòng Thương Xót Chúa
Lòng Thương Xót của Đức Chúa Giêsu được thể hiện bởi hình ảnh Đức Chúa mặc một chiếc áo choàng màu trắng, với hai tia sáng phát ra từ trái tim của Người - Một tia tượng trưng cho máu và một tia tượng trưng cho nước chảy ra từ cạnh sườn bị đâm của Người khi bị đóng đinh trên thập giá.
Nhìn thẳng lên Chúa Giêsu và lên gương mặt thương xót của Người, chúng ta có thể nhận ra tình yêu của Chúa Ba ngôi cực thánh. Sứ mạng mà Chúa Giêsu đã được Chúa Cha trao phó là sứ mạng mạc khải trọn vẹn mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa. “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4, 8.16), tác giả Gioan khẳng định lần đầu tiên và lần duy nhất trong toàn thể Kinh thánh như vậy. Tình yêu này đã nên hữu hình và gần gũi trong toàn thể cuộc sống của Chúa Giêsu. Con người của Người không phải là gì khác hơn là tình yêu, một tình yêu cho đi nhưng không. Những mối quan hệ của Người với những ai gần gũi Người cho thấy một điều duy nhất và không thể lặp lại. Những dấu chỉ (phép lạ) Người thực hiện, nhất là đối với những người tội lỗi, nghèo khổ, những người bị gạt ngoài lề, những bệnh nhân và những người đau khổ, đều nói về lòng thương xót. Mọi sự nơi Người nói lên lòng thương xót. Không gì nơi Người thiếu sự cảm thương.
Lòng thương xót Chúa bao la vô bờ, Ngài yêu thương mà không cần xét đoán đối tượng được yêu là ai. Ngài chỉ bận tâm đến nhu cầu của họ và ra tay nâng đỡ, cứu chữa. Quả thật, “Nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi được?”. Thế nhưng, Chúa đã không chấp tội con người, nếu họ biết ăn năn sám hối, Ngài cũng không giáng phạt theo như tội họ đã phạm. Ngài sẵn sàng tha thứ và vui mừng đón người tội lỗi trở về như người cha từng ngày mong con quay trở lại.
Lòng thương xót Chúa đi theo chúng ta mỗi ngày. Chỉ cần biết để cho trái tim tỉnh thức thì ta có thể nhận ra. Chúng ta thường dễ cảm nhận gánh nặng hàng ngày mà chúng ta phải gánh vác. Nhưng nếu chúng ta biết mở rộng trái tim thì chúng ta có thể nhận rõ rằng Thiên Chúa tốt lành như thế nào đối với chúng ta. Ngài chăm lo từ những chuyện nhỏ nhặt đời ta, nhờ đó giúp chúng ta đạt đến những chuyện lớn lao. Với việc đặt thêm gánh nặng của trách nhiệm, Thiên Chúa cũng tăng thêm sự giúp đỡ cho ta.
Tượng Chúa Thương Xót được Huy Hùng chạm khắc trên nền Đá Cẩm Thạch trắng dương cát mịn. Huy Hùng hoàn thiện bức tượng đá bằng lòng yêu mến và sự tôn kính đặc biệt đối với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Một trong những khác biệt lớn nhất giữa Thiên Chúa và con người đó là: Chúng ta thể hiện lòng thương xót có điều kiện và chọn lựa, trong khi Thiên Chúa yêu thương mọi người cách vô điều kiện và không có bến bờ. Tình thương của chúng ta thật giới hạn, ta dễ yêu thương những người tốt lành, thánh thiện, có tương quan tốt với ta và cũng dễ dàng ghét bỏ hoặc chẳng quan tâm đến những người ta không thich. Cùng hoàn cảnh nhưng ta có thể thương người này mà ghét người kia.
Chúng ta có thể xót thương kẻ cơ hàn, xót thương những người già yếu, bệnh tật, bị bỏ rơi; xót thương những trẻ nhỏ bị lạm dụng, bị bóc lột. Nhưng ít ai xót thương những phường bị coi là “tội lỗi” như trộm cắp, mại dâm, hay nghiện ngập. Không những vậy, nhiều khi chúng ta còn nặng lời lên án họ nữa. Thế nhưng, trong tình yêu xót thương của Chúa thì không ai bị loại ra ngoài. Ngài yêu thương con người bất kể tình trạng luân lý của họ ra sao, bởi vì Chúa vẫn yêu thương chúng ta ngay khi ta còn là tội nhân.
Ngài nhấn mạnh rằng lòng thương xót “không phải là một dấu chỉ sự yếu nhược, nhưng đúng hơn là phẩm tính toàn năng của Thiên Chúa”. Lòng thương xót của Thiên Chúa là “vĩnh cửu” vì “đời đời con người sẽ luôn ở dưới cái nhìn thương xót của Chúa Cha”. Trong Chúa Giêsu, “tất cả đều nói về lòng thương xót và không gì bị thiếu sự cảm thương”, vì “con người của Chúa Giêsu không là gì khác hơn là tình thương, một tình thương trao ban nhưng không”.
Mẹ Maria là cầu nối thông ban lòng thương xót Chúa với loài người. Đó là lý do Mẹ đã hiện ra rất nhiều nơi trên thế giới để cứu nguy nhân loại bằng cách cảnh báo, dạy dỗ, hưỡng dẫn con người trên con đường cứu độ. Đặc biệt là nơi linh địa Mễ Du, nơi Đức Mẹ chọn làm chỗ hiện ra cho 6 trẻ từ năm 1981. Cho đến nay nơi đó được coi là “Tòa Hòa Giải” lớn nhất thế giới, nơi mà Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đổ tràn trên nhân loại. Biết bao người từ nhiều quốc gia đã tìm đến, đã ăn năn trở về với Thiên Chúa, bởi nghe lời dịu dàng êm ái của Mẹ: “Các con yêu dấu! Là người mẹ, Mẹ muốn được giúp đỡ các con, với tình yêu của người mẹ, Mẹ muốn giúp các con mở tâm hồn mình, và muốn tôn Con của Mẹ lên chỗ nhất trong đó.’’ Mẹ đến giúp chúng ta mở trái tim chai đá đã từ lâu chối bỏ Chúa Giêsu - Đấng Cứu Độ - và Mẹ muốn chúng ta “Tôn Chúa Giêsu lên chỗ nhất” trong trái tim đã được thanh tẩy, để trở nên trái tim mềm dịu, biết yêu thương.
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ