Tượng Mẹ vác Chúa trên vai mẫu Xuân Bích được điêu khắc từ Đá cẩm thạch trắng dương cát mịn nguyên khối
Kích thước theo yêu cầu của khách hàng
Nguyên liệu Đá được khai thác từ vùng núi Quỳ Hợp, Nghệ An
Tượng Mẹ vác Chúa trên vai mẫu Xuân Bích được thực hiện bởi Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG - Non Nước - Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng
Giá tùy thuộc vào kích thước của Tượng
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG
Hotline/Zalo/Viber: (+84) 0918427359
Email: huyhungstatue@gmail.com
Nhận thực hiện theo mọi yêu cầu của quý khách
Chịu trách nhiệm vận chuyển tận nơi trong và ngoài nước
Hôi Linh Mục Xuân Bích (tiếng Latinh: Societas Presbyterorum a S. Sulpitio, tiếng Pháp: Compagnie des Prêtres de Saint-Sulpice) là một hội đời sống tông đồ của Giáo Hội Công Giáo. Thông thường, các linh mục muốn làm thành viên của Hội Linh Mục Xuân Bích thì trước đó phải có một số năm làm công tác mục vụ. Điểm đặc biệt của Hội Linh Mục Xuân Bích là các linh mục vẫn giữ lại giáo tạch trong giáo phận của họ ngay cả khi đã gia nhập hội này. Mục đích của hội chủ yếu là giáo dục, đào tạo linh mục và đảm nhận một số trách vụ tại các giáo xứ trong mức độ nhất định. Ngày nay, Hội Linh Mục Xuân Bích được chia thành ba tỉnh hội, hoạt động ở các quốc gia khác nhau: tỉnh hội Pháp (gồm Pháp, Việt Nam và vài nước Châu Phi), tỉnh hội Canada (gồm Canada, Nhật Bản và Colombia), tỉnh hội Hoa Kỳ (gồm Hoa Kỳ và Zambia).
Tên gọi XUÂN BÍCH được phiên âm từ SULPICE, được đặt theo tên của Thánh Sulpice le Pieux, khởi hứng từ một câu thơ nho " Xuân thảo bích sắc " (Cỏ mùa xuân màu xanh).
04.9.1929: Một hội nghị của Hội Xuân Bích do Cha phó Bề trên Cả Boisard chủ trì, nhận thông tin từ Hội Thừa Sai Paris về việc các giám mục Hà Nội là Đức Cha chính Gendreau (Đông) và Đức Cha phó Chaize (Thịnh) đã quyết định mở một Chủng viện Xuân Bích ở Hà Nội.
Năm 1954, Xuân Bích Hà Nội dời vào miền Nam, tạm trú tại Vĩnh Long, Thị Nghè (Sài Gòn), rồi ra Huế năm 1962.
Trong thời gian 1962-1975, các linh mục Xuân Bích đảm trách Đại Chủng viện Huế.
Từ năm 1975-1994, Đại Chủng viện bị đóng cửa, các linh mục Xuân Bích tản mát đi phục vụ tại nhiều Giáo phận khác nhau.
Ngày 21.9.1994, Đại Chủng viện Huế được tái hoạt động và trao lại cho các linh mục Xuân Bích đào tạo chủng sinh thuộc 4 giáo phận Huế, Đà nẵng, Kontum, Hưng Hóa và một số tu sĩ thuộc Đan viện Biển Đức Thiên An và dòng Thánh Tâm Huế theo học tại đây.
Vị sáng lập của Hội là cha Jean-Jacques Olier (1608-1657). Ngài xác tín rằng không thể canh tân Giáo hội và đẩy mạnh việc rao giảng Tin Mừng, nếu không đào tạo được những linh mục thánh thiện và nhiệt thành. Vì thế, được sự cộng tác của một số linh mục đồng chí hướng, cuối năm 1641, ngài đã thành lập được một chủng viện tại Vaugirard, và đầu năm 1642, chuyển về Thủ đô, trên lãnh thổ của giáo xứ Saint-Sulpice mà ngài là cha sở. Từ đây, chủng viện sẽ mang tên là Séminaire de Saint-Sulpice (Chủng viện Xuân Bích), và Hội Linh mục Xuân Bích (thường viết tắt bằng tiếng Pháp là PSS (Prêtre de Saint-Sulpice)) được thành lập.
Chịu ảnh hưởng của Trường phái tu đức Pháp, linh đạo Xuân Bích tập trung vào sự kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô và sống hết mình cho Thiên Chúa. Châm ngôn của Hội là :
Vivere summe Deo in Christo Jesu
Sống hết mình cho Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô
Mong ước của Hội cũng như của cha sáng lập là "canh tân Hội Thánh bằng cách đào tạo được nhiều linh mục có tinh thần Giáo Hội, để sau đó ra đi phụng sự Chúa, đến bất cứ nơi nào Chúa gọi họ "(Tự Thuật của cha J.J. Olier 3, 83).
Xuân Bích có đường hướng sư phạm riêng là biến chủng viện thành một cộng đoàn giáo dục có tính cách gia đình, ưu tiên cho việc đào tạo thiêng liêng, lấy việc linh hướng làm phương thế quan trọng để giúp chủng sinh nhận ra ơn gọi và tự do đáp lại. Mọi nỗ lực đều dồn vào cuộc sống bác ái và tín nhiệm giữa chủng sinh và ban Giám đốc. Các cha giáo đều là cha linh hướng (trừ cha Giám Đốc), và các chủng sinh được tự do chọn cha linh hướng.
Hội Xuân Bích làm việc theo tinh thần tập thể và đồng trách nhiệm, mọi việc quan trọng trong sinh hoạt của chủng viện thường được bàn bạc chung trong hội đồng (họp ít là 2 tuần một lần), lấy biểu quyết và thực hiện chung.
Hội chọn lễ Đức Mẹ Dâng Mình trong Đền Thờ ngày 21 tháng 11 hằng năm làm bổn mạng. Ngày đó, ở Việt Nam, các linh mục cựu sinh viên và linh mục trong miền được mời dự thánh lễ, trong đó các vị lập lại lời hứa giáo sĩ nhận Chúa làm phần gia nghiệp của mình: " Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con ; vận mạng con, chính Ngài nắm giữ " (Tv 15 (16), 5).
Ngay chính giữa sân nhà nguyện của Đại chủng viện Huế có một bức tượng Đức Mẹ thật đẹp và lạ. So với các bức tượng khác như tượng Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Núi Cúi, Đức Mẹ Trà Kiệu… thì bức tượng này có một nét khác biệt thú vị.
Ở các bức tượng khác, Đức Mẹ thường ẵm bồng Chúa trên tay và hướng nhìn ra phía trước, cử chỉ của Mẹ như đang muốn trao ban Chúa Giêsu cho mọi người.
Trong khi đó, bức tượng ở Đại chủng viện lại diễn tả sự gắn bó thân tình trìu mến của Mẹ và Con. Mẹ Maria đứng thẳng, đôi mắt nhắm, đầu nghiêng về một bên, hai tay nâng niu Chúa Giêsu đặt trên vai. Còn Chúa Giêsu cũng nhắm mắt, ngồi ngay ngắn trên vai và tựa đầu vào Mẹ, một tay víu cằm, một tay ôm choàng lấy Mẹ. Hai Mẹ Con như đang thầm thĩ chuyện trò cùng nhau và chẳng mấy quan tâm đến những chuyện xung quanh. Niềm vui của Con là được ở trên vai Mẹ, kể chuyện cho Mẹ nghe, niềm vui của Mẹ là có con bên mình, là nghe Con nói.
Khi ngắm nhìn Tượng Đức Mẹ và Chúa như cảm nhận được hình ảnh Mẹ và Chúa đang tâm tình cùng nhau. Ngắm nhìn tượng Mẹ, chúng ta nghiệm ra một bài học, đó chính là sự gắn kết với Chúa Giêsu. Ngắm Mẹ để học cách Mẹ gắn kết cuộc đời mình với Chúa Giêsu, con của Mẹ.
4. Đức Mẹ gắn kết cuộc đời mình với Đức Chúa Giêsu
Đức Mẹ luôn gắn kết với Chúa Giêsu trong thinh lặng thẳm sâu. Có thể nói rằng, Đức Mẹ Maria là con người của cầu nguyện, cuộc sống của Mẹ luôn đầy ắp những lời nguyện dâng lên Thiên Chúa. Chính qua cầu nguyện và trong cầu nguyện mà Mẹ đã gặp gỡ sứ thần đến truyền tin. Trước những biến cố xảy ra đối với trẻ Giêsu, Mẹ luôn ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng. Chính trong âm thầm mà Mẹ hằng dõi theo những bước chân rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu. Dưới chân thập giá, Mẹ không nói một lời nào. Chính trong thinh lặng Mẹ hằng lắng nghe Lời Chúa. Vì thế mà Chúa Giêsu đã khen Mẹ là có phúc vì đã lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa. Trong thinh lặng thẳm sâu, Mẹ kết hiệp với những đau khổ của Con yêu dấu. Và cũng có thể nói rằng, trong thinh lặng của ngày thứ Bảy thánh, Chúa Giêsu phục sinh đã hiện ra trò chuyện cùng Mẹ.
Sự gắn kết với Chúa Giêsu luôn đem lại cho Mẹ niềm vui. Thật vậy, sự cảm nhận về một sinh linh bé bỏng đang dần thành hình trong cung lòng hẳn đem lại cho Mẹ niềm vui vô bờ bến. Không vui sao được khi biết rằng Thiên Chúa đang thực hiện những việc kỳ diệu trong cuộc đời của Mẹ, khi Mẹ được gắn kết đời mình với Con Thiên Chúa. Niềm vui chan chứa trong lòng đã được Mẹ diễn tả bằng hành động cụ thể qua việc viếng thăm người chị họ Êlisabét. Cuộc gặp gỡ giữa hai người mẹ đã làm cho niềm vui nơi mỗi người được gia tăng gấp bội. Vì thế mà Mẹ đã cất lời chúc tụng Thiên Chúa qua bài ca Magnificat. Niềm vui của Mẹ đã vỡ òa khi được ẵm bồng Con Thiên Chúa trên tay. Không những thế, cuộc sống của Mẹ hẳn cũng luôn đầy tràn niềm vui khi thấy con trẻ Giêsu khôn lớn, đẹp lòng Thiên Chúa và mọi người. Với niềm vui khôn tả trong biến cố Phục Sinh, Mẹ chờ đợi niềm vui được cùng Con sum họp trong Nước Cha muôn đời.
Đức Mẹ gắn kết với Chúa Giêsu để tiếp tục chuyển cầu cho chúng ta. Trong tiệc cưới Cana, Mẹ đã xin Chúa Giêsu giúp đỡ gia đình đôi tân hôn khi thấy họ sắp hết rượu. Sau khi Chúa Giêsu lên trời, Mẹ đã cùng hiện diện với các Tông Đồ ở Nhà Tiệc Ly để cầu nguyện chờ đợi Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Cuộc đời Mẹ luôn gắn kết với Chúa Giêsu. Đó thật là một bài học sâu sắc dành cho tôi trong hành trình dâng hiến. Niềm vui đời dâng hiến hệ tại việc gắn kết đời mình với Chúa Giêsu, gắn kết trong mỗi một phút giây, trong từng biến cố và suốt cả cuộc đời. Chiêm ngắm Mẹ để học cách cầu nguyện trong thinh lặng, để cảm nghiệm được niềm vui thiêng liêng sâu lắng, để thân thưa chuyện trò và lắng nghe tiếng Chúa, và nhất là để nhờ Mẹ chuyển cầu cùng Chúa. Nhìn ngắm Mẹ Maria và Chúa Giêsu đang vui đùa cùng nhau, tôi cảm thấy an bình và hạnh phúc. Chúng ta cảm nghiệm rằng Mẹ cũng đang nâng niu và gìn giữ tôi để giúp chúng ta gắn kết đời mình với Chúa như Mẹ. Hình ảnh trìu mến này khiến tim tôi rộn lên khúc thánh vịnh:
Như trẻ thơ nép mình lòng Mẹ,
trong con hồn lặng lẽ an vui.
Cậy vào Chúa Ít-ra-en ơi,
từ nay đến mãi muôn đời muôn năm. (Tv 131,2-3).
Quý khách hàng đặt tượng Đức Mẹ vác Chúa trên vai mẫu Xuân Bích, xin liên hệ:
Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG
Hotline/Zalo/Viber: (+84) 0918427359
Email: huyhungstatue@gmail.com
Nhận thực hiện theo mọi yêu cầu của quý khách
Chịu trách nhiệm vận chuyển tận nơi trong và ngoài nước
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ