Tượng Thánh Cả Giuse được điêu khắc từ Đá cẩm thạch trắng dương cát mịn nguyên khối
Kích thước theo yêu cầu của khách hàng
Nguyên liệu Đá được khai thác từ vùng núi Quỳ Hợp, Nghệ An
Tượng Thánh Giuse được thực hiện bởi Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG - Non Nước - Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng
Giá tùy thuộc vào kích thước của Tượng
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG
Hotline/Zalo/Viber: (+84) 0918427359
Email: huyhungstatue@gmail.com
Nhận thực hiện theo mọi yêu cầu của quý khách
Chịu trách nhiệm vận chuyển tận nơi trong và ngoài nước
Thánh Giuse xuất hiện đầu tiên trong các bản Phúc âm Luca và Mathew. Ông là chồng của Đức Mẹ Maria và là cha nuôi ở trần gian của Đức Chúa Giêsu.
Toàn bộ Kinh Thánh không ghi chép lại lời nào của Ngài. Tân ước đề cập rất ít đến Ngài. Tin Mừng Mathêu mô tả ngài là một người công chính (x.Mt 1,19), và khi biết vợ chưa cưới của mình là Maria chưa về sống với mình mà đã có thai, ngài đã có ý định ra đi cách kín đáo. Tin Mừng Luca thì nói ngài là thuộc dòng dõi vua Davit (x.Lc 2,4) và phải đưa vợ về thành của mình là Bêlem để khai tên tuổi. Tin Mừng Gioan thì chỉ nói về Giuse cách gián tiếp khi mô tả thân thế của Chúa Giêsu: Giêsu là con ông Giuse (x.Ga 1,45; 6,42).
Thánh Giuse chủ yếu xuất trong những trình thuật về giáng sinh của Chúa Giêsu. Lần cuối ta thấy nhắc đến Ngài là trong trình thuật lạc mất Giêsu lúc 12 tuổi, lúc đó, mẹ Maria đã nói về Giuse bằng đại từ “cha con” (x.Lc 2,48) khi trò chuyện Chúa Giêsu. Từ đó về sau, ta không hề thấy nhắc gì về ngài. Các sách khác của Tân Ước cũng không đề cập gì đến ngài.
Tên của Thánh Giuse trong tiếng Do Thái là Yosef - là một danh xưng trong Kinh thánh, gồm có: từ Jo - rút gọn của từ Jeho, Yahweh - Thiên Chúa; và sef, viết tắt của động từ jasaf, có nghĩa là “gia tăng”. Như vậy, danh xưng Giuse có nghĩa là “Thiên Chúa gia tăng phúc lành”.
2. Nhân đức cao đẹp của Thánh Giuse
Thánh sử Matthêu dùng nó để mô tả Thánh cả Giuse (Mt 1,19) : “Ông Giuse là người công chính” (Mt 1,19). Sự công chính là điều mà mọi Kitô hữu cần phải vươn tới.
Ngài là một người luôn tìm kiếm để thấu hiểu và sẵn sàng thực thi Thánh ý Thiên Chúa, thậm chí phải trả giá bằng sự đau khổ và hy sinh. Chẳng hạn, chúng ta thấy Người luôn tuân giữ Luật Môsê trong Lễ Tiến Dâng Chúa Hài Đồng tại Đền thờ (Lc 2: 22,27,39). Ngài cũng vâng lời với cách đáp trả bốn thị kiến trong những giấc mơ mà Ngài đã được mặc khải (x. Mt 1,20; 2: 13,19,22).
2.2. Người Cha Mẫu Mực
Thánh Giuse luôn vâng theo thánh ý Chúa Cha: Nhận Đức Maria về làm vợ, luôn yêu thương, đồng hành và bảo vệ Đức Chúa Giêsu trong suốt những năm tháng ấu thơ và trưởng thành.
" Thánh Giuse rất mực yêu thương Chúa Giêsu. Vì yêu thương, thánh nhân đã phải long đong tìm chỗ hạ sinh cho Hài Nhi Giêsu, đem Con trốn khỏi tay bạo Chúa độc ác Hêrôđê, vất vả dạy con làm nghề thợ mộc, “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” suốt 30 năm tại làng quê Nadaret để chăm sóc, dưỡng nuôi và giáo dục Chúa Giêsu."
Được chọn làm Cha của Chúa Giêsu, chắc chắn Thánh Giuse cũng cảm nhận về Chúa Giêsu như Chúa Cha: “Con là con yêu dấu của Cha, con đẹp lòng Cha vô cùng!” (Mt 3,17). Thật vậy, chỉ có Thánh Giuse mới được bồng ẵm và yêu thương Chúa Giêsu như người con rất yêu quý của mình. Dường như chính Chúa Cha sống trong Thánh Giuse để yêu thương và bảo vệ Chúa Con. Sứ mạng này cao cả biết bao!
2.3. Thánh Giuse là mẫu gương lao động cần cù
Đứng đầu gia đình thánh tại Nagiarét, thánh Giuse đã cần cù lao động, âm thầm thinh lặng và làm việc, đưa lại cho lao động một ý nghĩa cao sâu linh thánh. Thánh Giuse đã chấp nhận một công việc, một nghề tay chân: nghề thợ mộc. Với nghề thợ mộc, một nghề không có gì là vinh dự lắm trong xã hội Do Thái, thánh Giuse vẫn kiên trì phục vụ.
Ngài làm việc với tất cả ý thức trách nhiệm của mình. Qua việc làm, qua nghề thợ mộc, thánh cả Giuse đã âm thầm chiêm ngắm mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Đấng đang sống nhờ nghề thợ mộc của Ngài. Nơi Nagiarét, thánh Giuse đã phục vụ hết mình: mồ hôi, sự mệt nhọc và lòng hy sinh, quảng đại cố gắng của thánh Giuse đã mặc cho lao động một ý nghĩa tốt đẹp.
Chúa Giêsu trong gia đình thánh nagiarét đã học nơi thánh Giuse sự cần mẫn lao động, đã học nơi Mẹ Maria sự kiên nhẫn, đơn sơ phục vụ trong những công việc gia đình hết sức tầm thường nhưng là những công việc của đời thường, là những lao công của cuộc đời con người. Khởi đi từ gia đình Nagiarét, người Kitô hữu trên khắp thế giới cũng được mời gọi yêu mến lao động dù là lao động chân tay hay lao động trí óc. Tất cả đều được gọi mời gắn liền với thánh cả Giuse, quan thầy và là Đấng bảo trợ của giới lao động. Thánh Giuse đã im lặng để phục vụ, để làm việc. Sự thinh lặng nội tâm của Ngài luôn có một ý nghĩa quan trọng. Thánh Giuse đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm: làm việc với đức tin , với lòng yêu mến.
3. Tại sao thánh Giuse lại cầm cành hoa huệ ?
Trong những câu chuyện trong công giáo khi kể về đời thánh Giusse có nói đến sự tích này, đó là khi Đức Mẹ lên ba tuổi, người đã được gửi tới đền thánh và sống ở đó đến tuổi lấy chồng.
Nhận thấy Đức Mẹ là một người rất đặc biệt, nên ông Trùm (Rabbi) nơi đó mới gọi một số thanh niên đến, (trong đó có thánh Giuse) trao cho mấy cành cây khô, trụi lá về trồng. Một thời gian sau, ông gọi đem mấy cành khô đó lại thì chỉ có một cành duy nhất của thánh Giuse nảy ra một bông huệ, tượng trưng cho sự thanh sạch.
Ngoài ra Hoa huệ còn thể hiện được sự tinh khiết, thanh sạch; còn hình ảnh ngài cầm cây thước nói lên sự giản dị, tính ngay thẳng, sự khiêm nhường.
Nhìn ngắm Tượng Thánh Giuse Bế Chúa, ai trong chúng ta cũng nhận ra cành huệ trắng trên tay Ngài cầm. Cành huệ trắng biểu trưng cho tâm hồn thanh sạch được tôn phong cho Ngài
Sánh ví huệ trắng giữa bụi gai, sen giữa bùn lầy… Thánh Giuse, Ngài đi trọn con đường của Chúa Giêsu “con tự hiến thánh con để họ cũng được thánh hiến”, con đường nên thánh cho mọi người, chính vì vậy nhờ công nghiệp của Ngài chúng ta cũng nguyện Thánh Giuse giúp chúng ta đi trên con đường của Chúa: Biết sống vui, sống thánh, sống phó thác, sống khiêm hạ.
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ
Giá: Liên Hệ