Mừng Chúa Giáng Sinh - “Những người hành hương của Hy vọng”

Mừng Chúa Giáng Sinh - “Những người hành hương của Hy vọng”

Mừng Chúa Giáng Sinh - “Những người hành hương của Hy vọng”

Cở Sở Điêu Khác Đá Huy Hùng

Tỉ mỉ trên từng nét chạm

  • 0918427359
  • huyhungstatue@gmail.com

0

Giỏ hàng

0 vnđ

Mừng Chúa Giáng Sinh - “Những người hành hương của Hy vọng”

Ngày 24.12.2024, một lần nữa thế giới lại mừng lễ Giáng sinh, bầu khí an bình lan tỏa khắp mọi nơi.

Thiên Chúa làm người đã giáng sinh ở giữa nhân loại chúng ta cách đây hơn 2.000 năm, là ngày trọng đại đối với nhân loại, đến nỗi lịch sử nhân loại phải bước sang một thời kỳ mới.

 

 

Vào đêm Giáng sinh năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc một biến cố kéo dài một năm được gọi là Năm Thánh. Năm Thánh này sẽ tập trung vào chủ đề “Những người hành hương của Hy vọng”. Biến cố giáng sinh cho thấy rõ, niềm hy vọng của nhân loại là một con người chứ không phải một ý niệm trừu tượng. Niềm Hy Vọng đó nằm trong máng cỏ và được các thiên thần trên trời ca ngợi. Niềm Hy Vọng đó chính là Đấng các ngôn sứ gọi là “Emmanuel,” Thiên Chúa ở cùng chúng-ta. Đấng là Hy Vọng nằm trong máng cỏ đã làm cho Mẹ Maria và thánh Giuse ngạc nhiên, đã lôi cuốn các mục đồng đến thờ lạy và hấp dẫn các đạo sĩ thông thái từ phương đông đi đến cuối con đường hy vọng và gặp được Hài Nhi Giê-su, Đấng là Hy Vọng. Chúa Giê-su là niềm hy vọng của nhân loại mọi thời.

 

 

Thiên Chúa, Người vẫn thế

Cho đến ngày nay, vẫn còn không ít người lấy làm ngạc nhiên khi đọc lại lời loan báo của sứ thần với những người chăn chiên: “Anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”. Tại sao Thiên Chúa lại xuất hiện trong khung cảnh tầm thường và khó nghèo như thế?

Quả thực, con người phải luôn cố gắng giữ mình để khỏi choáng váng trước những “cách thế” của Thiên Chúa. Mỗi biến cố do Thiên Chúa đề xuất phải được đón nhận trong lòng tin chứ không phải chỉ bằng lý luận. Con người phải luôn sẵn sàng tìm hiểu điều Thiên Chúa muốn dạy bảo qua từng hoàn cảnh, đôi khi rất khó tưởng tượng.

Thiên Chúa vẫn thế, Người thường xuất hiện ở những nơi người ta ít chờ đợi Người nhất. Người thực hiện những kỳ công theo cách thế riêng của Người. Chỉ có Thiên Chúa mới đưa ra những sáng kiến lạ lùng, và chỉ những ai có tinh thần trẻ trơ mới có thể hiểu được.

 

 

Tuy vậy, không phải Thiên Chúa muốn hù dọa con người hay làm cho họ bị choáng ngợp. Chính Người là Tình Yêu, tình yêu đích thực. Tình yêu ấy luôn thực hiện những điều tốt đẹp cho con người. Và cũng tình yêu ấy luôn có những cách thế phù hợp để tự bày tỏ chính mình, đồng thời bày tỏ những điều lớn lao, vượt trên mọi thứ suy luận phàm trần.

Như thế, trong khung cảnh êm đềm của ngày lễ Giáng Sinh, sứ điệp của Thiên Chúa chính là tình yêu được trao tặng cho nhân loại, đặc biệt cho những thành phần vốn bị xã hội coi thường, những thành phần bị gạt ra bên lề, chẳng hạn như những người chăn chiên đang ngủ đêm tại cánh đổng.

Do đó, Con Trẻ Bêlem trở thành một bài học về những sáng kiến diệu kỳ của Thiên Chúa, Con Trẻ ấy cũng là một mẫu gương cho bất cứ ai muốn gặp gỡ Thiên Chúa. Thiên Chúa vẫn đến với con người trong những cái bình thường, bình thường đến nỗi họ không nhận ra. Nhưng đằng sau cái bình thường ấy, lại là những điều quá lớn lao mà chưa bao giờ họ ngờ tới.

 

 

Tiếng nói cuối cùng

“Thiên Chúa đã đến, Người hiện diện, hoàn toàn khác với những điều chúng ta mong muốn. Trong biến cố này, mọi chuyển động đều hướng về một đích điểm duy nhất, và tận điểm đã được xác định rõ ràng. Chúng ta được kêu mời, cùng với cả trần gian, đến chiêm ngưỡng khuôn mặt của chính Thiên Chúa với tất cả nét huy hoàng rực rỡ. Công bố mầu nhiệm Giáng Sinh chính là bày tỏ cho toàn thế giới biết rằng, qua Ngôi Lời nhập thể, Thiên Chúa đã nói lên tiếng nói cuối cùng, tiếng nói thâm sâu và tuyệt vời. Lời ấy đã được gieo vào giữa lòng nhân loại và không thể bị lấy mất được, bởi vì đó là một hành động dứt khoát của Thiên Chúa, và bởi vì chính Thiên Chúa vẫn đang hiện diện giữa thế giới. Lời ấy chính là một lời tâm sự, một lời reo vui có ý nghĩa là: “Ôi trần gian, Ta mến thương ngươi! Ôi con người, Ta yêu mến ngươi! …””

(Theo K.Rahner)

 

 

Niềm Vui Từ Tâm Hồn

Những ánh đèn lung linh, cây thông lộng lẫy hay những hang đá hoành tráng không chỉ mang đến vẻ đẹp bên ngoài mà còn là dấu hiệu của một tâm hồn biết hướng về Chúa. Thế nhưng, giữa sự rộn ràng ấy, mỗi tín hữu được mời gọi suy ngẫm: “Chúa muốn hang đá nguy nga, hay máng cỏ lòng con?”

Con Thiên Chúa đã chọn sinh ra nơi máng cỏ đơn sơ, không ngai vàng hay lâu đài. Sự khiêm nhường ấy nhắc nhở chúng ta: điều Chúa khao khát chính là một tâm hồn rộng mở, sẵn sàng đón Ngài bằng lòng yêu thương và sự sẻ chia.

 

 

Hang đá bên ngoài giúp ta dễ đến với Chúa, nhưng hang đá trong tâm hồn mới là nơi Chúa thật sự muốn ngự. Hãy để máng cỏ lòng mình trở nên khiêm nhường và đầy ắp tình yêu thương. Như lời mời gọi của Thánh Gioan Tẩy Giả:
“Ai có hai áo, hãy chia cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy” (Lc 3, 11).

 

 

 

Chia sẻ: