1. Lễ Đức Chúa Kitô Vua
Vào Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Giáo hội cử hành trọng thể lễ Chúa Kitô Vua. Được thiết lập vào đầu thế kỷ XX, đây là một ngày lễ nhằm tuyên xưng sự thống trị của Chúa Kitô trên mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta.
Đối diện với trào lưu này, Đức Pio XI nhận ra rằng khi ủng hộ lối sống bị chi phối bởi chủ nghĩa thế tục, lợi thế vật chất, và hy vọng hão huyền do các bạo chúa tạo ra, dân chúng đang dần phủ nhận Chúa Kitô. Đồng thời, ngài cũng xác định bổn phận của mình là phải đương đầu với các thế lực chính trị và kinh tế đang lấn át vương quyền của Chúa Giêsu. Để thực hiện điều này, ngài đã dành riêng triều đại Giáo hoàng của mình cho “Sự bình an của Chúa Kitô trong Vương quốc của Chúa Kitô” (Pax Christi in Regno Christi).
Năm 1925, Đức Pio XI tổ chức Năm thánh trọng thể đánh dấu 1.600 năm Công đồng Nicaea. Được nhóm họp vào năm 325, các nghị phụ của Công đồng đã khẳng định Thiên tính trọn vẹn của Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa Con, đồng bản tính với Thiên Chúa Cha. Lời tuyên bố của Công đồng đã trở thành một tín điều mà sau đó được mở rộng thành Kinh tin kính Nicene, mà chúng ta vẫn tuyên xưng trong Thánh lễ Chúa nhật và lễ Trọng.
Trong suốt Năm Thánh, Đức Pio XI không ngừng nhấn mạnh đến Vương quyền của Chúa Kitô như được tuyên xưng trong Kinh tin kính: “Nước Người sẽ không bao giờ cùng”. Cụ thể, chủ đề về Vương quyền của Chúa Kitô liên tục xuất hiện trong việc cử hành lễ Truyền tin, lễ Hiển linh, lễ Biến hình, và lễ Thăng thiên của Giáo hội.
Để nhìn nhận Đức Giêsu Kitô chính là vị vua tối cao duy nhất, Đấng thống trị bằng sự thật và tình yêu đối với mọi người, mọi quốc gia, và mọi tương quan trần thế, vào ngày 11. 12. 1925 khi kết thúc năm Thánh, Đức Pio XI đã ban hành Thông điệp Quas Primas, cho thêm ngày lễ “Chúa Giêsu Kitô Vua của chúng ta” vào Lịch Phụng vụ của Giáo hội.
Theo hướng dẫn của Thông điệp Quas Primas, Lễ Chúa Kitô Vua được cử hành hằng năm vào Chúa nhật cuối cùng của tháng Mười. Với sự chọn lựa này, Lễ Chúa Kitô Vua rơi vào 1 tuần trước lễ Các Thánh, và 4 tuần trước Mùa Vọng như lời nhắc nhở rằng Chúa Giêsu Kitô không chỉ là Vua của thế giới, trị vì giữa các quốc gia mà Người còn là vị Vua vĩnh cửu, được tôn vinh bởi Các Thánh trên thiên quốc, và một ngày nào đó Người sẽ trở lại để phán xét loài người.
2. Đức Giêsu là Vua
Đức Chúa Giêsu là Vua vinh quang, Vua mọi sự.
Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa là Vua dân Ngài tuyển chọn. Tước hiệu này được gán cho Chúa Kitô, chính nơi Người mà mạc khải được hoàn tất. Người đã khai mở triều đại Thiên Chúa bằng chiến thắng trên sự chết, khước từ vương quốc nhân loại sau khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều : "Biết họ muốn tôn phong Người lên làm vua" (Ga 6, 5). Người sẽ thể hiện ý nghĩa tuyệt đối về vương quốc của Thiên Chúa trên thập giá. Bị kết án bởi những tham vọng của vương quốc thế trần, nhưng chiến thắng bằng vương quốc vĩnh cửu, yêu thương và an bình.
2.1. Tước hiệu Vua được nhắc đến trong kinh thánh của Đức Chúa Kito Vua
- Trong ngày lễ Hiển linh :”Khi Đức Giêsu sinh ra tại Belem, thời vua Hêrôđê trì vì, có mấy nhà đạo sĩ từ phương đông đến Giêrusalem, và hỏi :”Đức vua dân Do thái mới sinh ra hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lậy Người”(Mt 2,1-2).
- Với việc Đức Giêsu long trọng vào thành Giêrusalem (Mc 11,1tt). Rồi trước tòa án Philatô, ông cho Đức Giêsu ngồi ở Gabata, ghế dành riêng cho quan tòa. Như vậy, vô tình Philatô công nhận Ngài là vua. Chính Ngài cũng khẳng định :”Tôi là vua dân Do thái”(Ga 18,37). Philatô cũng truyền cho người ta viết tấm bảng trên đầu thập giá với hàng chữ :”Giêsu Nazareth Vua dân Do thái”(Ga 19,19)
- Trong ngày Đức Giêsu lên trời, Hội thánh tôn vinh vua oai phong đi vào vinh quang và chờ đợi ngày Người lại đến (Mc 16,19) để phán xét kẻ sống và kẻ chết trong ngày cánh chung.
2.2. Nhiều người công nhận Đức Chúa Giêsu là Vua, Đức Chúa Kito Vua
Trong đoạn Tin mừng ta thấy người ta vô tình hay hữu ý nhận Đức Giêsu là vua : Dân chúng nói Ngài là vua – Kỳ mục nói Ngài là vua – Philatô viết Ngài là vua – Kẻ trộm lành cũng tuyên xưng Ngài là vua – cùng cả và trời đất cũng nói lên Ngài là vua, thì chắc chắn Ngài là vua và Ngài phải là vua nữa.
Chúng ta có thể trích ra vài câu Kinh Thánh để làm chứng :
“Nếu ông là vua dân Do thái, ông hãy cứu mình đi”.
Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ Hy lạp, La tinh và Do thái như sau :”Người này là vua dân Do thái”.
“Lạy Ngài, khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi”.
Các câu này nói lên vương quyền của Đức Kitô, Luca nhắc đi nhắc lại để nêu cao vương quyền đó.
2.3. Ngày đăng quang của Đức Chúa Kito Vua
Nghi thức phong vương thường là thầy thượng phẩm nhân danh Thiên Chúa xức dầu tấn phong ai làm vua trước mặt đông đảo dân chúng chứng kiến và nhiệt liệt tung hô.
Nhưng, nghịch lý thay, Đức Giêsu được phong vương trên thập giá với bản án trên đầu :”Đây là vua dân Do thái”. Ngai vàng là cây thập giá. Từ trên cao, Chúa nhìn xuống thần dân, giang hai tay ra để ôm lấy dân Ngài.
Vương miện là vòng gai cuốn trên đầu. Ao cẩm bào là thân hình trần trụi ô nhục.
Những người tham dự : kẻ thù, Mẹ và một số môn đệ.
Tiếng tung hô là những tiếng đả đảo :”đóng đinh nó đi”, và những tiếng khóc nức nở của người thân.
Cảnh trí: núi Sọ và bầu trời u ám.
Diễn từ nhận chức: “Lạy Cha xin hãy tha cho họ” và sau cùng :”Mọi sự đã hoàn tất”.
Trước đây Đức Giêsu đã từng tuyên bố :”Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta”(Ga 12,32). Trên thập giá, kẻ trộm lành đã nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu thế, là Vua vũ trụ, anh đã nhận ra tội lỗi của mình, tỏ lòng sám hối và đã thưa với Đức Giêsu :”Lạy Ngài, khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi”(Lc 23,42) và như vậy anh muốn thuộc về vương quốc Thiên Chúa. Và Đức Giêsu hứa với anh:”Ta bảo thật ngươi :”Ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”(Lc 23,43).
3. Tượng Đức Chúa Kito Vua ở Vũng Tàu - Tượng Đức Chúa lớn nhất Việt Nam
Tượng Đức Chúa Kitô Vua hay còn được gọi là tượng Chúa dang tay được xem là một biểu tượng to lớn, độc đáo và kỳ vĩ của thành phố biển Vũng Tàu.Tượng Chúa được xây dựng trên đỉnh Núi Nhỏ (núi Tao Phùng) nằm tại con đường Thùy Vân, ngay trung tâm thành phố. Tượng Đức Chúa Kito Vua được xem là một trong những địa điểm tâm linh thu hút người Công Giáo viếng thăm và là địa điểm du lịch thu hút khách du lịch đông đảo nhất ở Vũng Tàu.
Tượng đài Chúa Giêsu được xây dựng vào năm 1972 nhưng chỉ sau đó 2 năm, bức tượng bị buộc phải dỡ bỏ. Sau đó, tượng được xây dựng tiếp đến năm 1975 thì dừng lại. Mãi đến năm 1992 thì công trình xây dựng tượng Chúa mới được thiết kế lại và tiếp tục xây dựng. Vào ngày 01 tháng 12 năm 1994, khu tượng đài Chúa Kitô Vua trên đỉnh núi Tao Phùng đã chính thức được khánh thành.
Tượng Đức Chúa Kito Vua được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia và được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam và Công ty Văn hóa Đầm Sen trao cho kỷ lục "Tượng Chúa Giêsu lớn nhất Việt Nam”.
Tượng nằm ở độ cao 136 mét so với mực nước biển, có chiều cao lên đến 32 mét. Đo chiều dài phần hai cánh tay dang rộng là 18,4 mét. Tính đến thời điểm hiện tại thì đây chính là tượng Chúa dang tay lớn nhất Việt Nam và khu vực châu Á.
- Tượng Phật Địa Tạng (2024-12-04)
- Đức mẹ Maria (2024-11-29)
- Tượng Chú Tiểu (2024-11-27)
- Tượng Phật Giáo (2024-11-20)
- Tượng Công Giáo (2024-11-14)
- Lư Hương Công Giáo (2024-11-12)
- Đức Mẹ Núi Camêlô (2024-11-07)
- Tượng Đức Mẹ Sầu Bi (2024-11-05)
- Tượng Thiên Thần Cầm Đuốc (2024-10-31)
- Tượng Đức Mẹ Fatima (2024-10-30)