Quan Âm (觀音/kan'on, nguyên là Quán Thế Âm nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hoặc Quán Âm) là tên của một vị Bồ tát tên là Quán Thế Âm Bồ Tát (觀世音菩薩/avalokiteśvara) tại các nước như Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và các nước lân cận.
Bồ Tát Quan Âm thường được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (tiếng Phạn amitābha) trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân. Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (sa. amitābha) và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân.
Trong thần thoại, văn học bác học (như tác phẩm Tây du ký của Trung Hoa), văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật (như phẩm Phổ môn, bản kinh Lăng Nghiêm và Diệu pháp liên hoa), Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật A Di Đà. Điều này có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa - giác tha (cứu vớt và giác ngộ người khác), nên có thể Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng như vậy, khác biệt với Phật giáo Nguyên thủy. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Bồ Tát Quán Âm. Trong mọi ngôi chùa, thường thì chính giữa là tượng đức Phật A Di Đà, hai bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, tuy nhiên ở ngoài khuôn viên chùa hầu hết đều có tượng đức Phật Ai Di Đà hay Quán Thế Âm mà không thấy hoặc ít thấy hơn tượng của các vị Phật hay Bồ Tát khác.
Danh xưng Quán Thế Âm là xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được. Nghĩa là họ có thể dùng tai để "nhìn" thấy hình ảnh, dùng mắt để "nghe" thấy âm thanh, lưỡi có thể ngửi được, v.v. Theo lòng tin này, thì danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là: vị Bồ Tát luôn "nhìn thấy" tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần.
Có rất nhiều huyền thoại về Bồ Tát Quan Âm. Theo một huyền thoại Trung Hoa thì Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua tên là Diệu Thiện. Lớn lên, dù bị vua cha ngăn cản nhưng công chúa vẫn quyết đi tu. Cuối cùng vua nổi giận, sai đem giết nàng. Diêm vương đưa nàng vào địa ngục, ở đó công chúa biến địa ngục thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn. Diêm Vương thả nàng ra, sau đó nàng tái sinh trên núi Phổ-đà ở biển Đông và trở thành người cứu độ cho ngư dân. Đến khi vua cha bị bệnh nặng, nàng cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh và nhớ ơn, cho tạc tượng nàng. Tương truyền rằng, vì hiểu lầm ý của nhà vua mà người ta tạc nên bức tượng nghìn tay nghìn mắt, được lưu truyền đến ngày nay.
Ý nghĩa của tượng quan âm
Tượng Quan Thế Âm trước hết là mang đến sự thanh tịnh trong tâm hồn của con người. Nhìn tượng giúp mỗi người từ bỏ tham, sân, si mà hướng thiện. Dung nhan của Quan Thế Âm được tạo hình thanh tú giúp mỗi người khi nhìn đều thấy an lạc, hạnh phúc, từ đó nuôi dưỡng tinh thần thiện lành và vị tha trong mỗi người. Hay nói cách khác, tượng Quan Thế Âm khởi dậy những phẩm tốt đẹp của con người.
Tượng Quan Thế Âm mang đến nguồn năng lượng tích cực, là hiện diện của tinh thần cứu khổ, cứu nạn nên mang đến nhiều may mắn cho con người. Bày trí tượng giúp tiêu trừ vận xui, tránh được tà khí, ma quỷ mà có được cuộc sống hanh thông.
Quan Thế Âm còn là biểu tượng của sự thông tuệ, thấu tận nhân sinh nên ý nghĩa của tượng Quan Thế Âm còn giúp khai phóng trí thực, tinh thần sáng tạo của con người. Biểu trưng rõ nhất có thể thấy qua hình tượng Quan Thế Âm nghìn mắt, nghìn tay thấu tỏ cõi đời, mang đến trí tuệ mà có được sự thành công trong sự nghiệp.
Tượng Quan Thế Âm còn mang ngụ ý may mắn về đường con cái thông qua hình ảnh Quan Thế Âm tống tử được nhiều gia đình lựa chọn bày trí trong không gian sống.
Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Huy Hùng là xưởng sản xuất trực tiếp các mẫu Tượng Đá Mỹ Nghệ. Chúng tôi chuyên thiết kế, thi công và hoàn thiện Tượng Công Giáo, Tượng Phật Giáo, Tượng Linh Vật, Tượng Chân Dung, Phù Điêu Tranh Đá, Đèn Đá sân vườn..
Cơ sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Huy Hùng xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã luôn tin tưởng và ủng hộ trong suốt chặng đường hoạt động làm nghề của chúng tôi.
Cơ sở luôn cố gắng nỗ lực hoàn thiện hơn mỗi ngày để khách hàng hài lòng khi lựa chọn đặt mua sản phẩm tại Huy Hùng.
Quý khách hàng đặt tượng, xin vui lòng liên hệ:
Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG
Địa chỉ: 01 Đường Quán Khái 11, Khu sản xuất số 10, Làng Đá Mỹ Nghệ Non Nước, Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Hotline/Zalo/Viber: (+84) 0918427359
Email: huyhungstatue@gmail.com
Nhận thực hiện theo mọi yêu cầu của quý khách
Chịu trách nhiệm vận chuyển tận nơi trong và ngoài nước
- Đức mẹ Maria (2024-11-29)
- Tượng Chú Tiểu (2024-11-27)
- Đức Chúa Kitô Vua (2024-11-22)
- Tượng Phật Giáo (2024-11-20)
- Tượng Công Giáo (2024-11-14)
- Lư Hương Công Giáo (2024-11-12)
- Đức Mẹ Núi Camêlô (2024-11-07)
- Tượng Đức Mẹ Sầu Bi (2024-11-05)
- Tượng Thiên Thần Cầm Đuốc (2024-10-31)
- Tượng Đức Mẹ Fatima (2024-10-30)